Công nghệ 4.0 và những điều bạn cần biết
Công nghệ 4.0 hay Industry 4.0, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn xung quanh Công nghiệp 4.0. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Các công nghệ chính đằng sau công nghệ 4.0 và ứng dụng của nó trong thế giới thực như thế nào? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 là một thuật ngữ bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, đánh dấu sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học và ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như các ngành công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cuộc sống của con người
Khái niệm công nghệ 4.0 tập trung vào các từ khóa chính như: tính kết nối, khả năng tự động hóa (Automation), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine learning), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), thu thập dữ liệu theo thời gian thực real-time,… nhằm tạo ra một hệ sinh thái kết nối toàn diện giúp các doanh nghiệp quản lý quy trình làm việc, quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn.
Các công nghệ 1.0 đến 4.0 là gì?
Sự phát triển của công nghệ mở ra các thời kỳ và các cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến 4.0. Cụ thể:
Lịch sử phát triển các cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại
- Công nghệ 1.0 là ngành công nghệ thuộc thời đại cơ giới hóa (mechanization). Ở giai đoạn này, máy móc cơ khí được sử dụng để thay thế cho con người ở một số công việc.
- Công nghệ 2.0 là điện khí hóa (electrification) và sản xuất hàng loạt (mass production). Điểm đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 là sản xuất hàng loạt với quy mô lớn, đánh dấu sự ra đời của các đại công xưởng. Giai đoạn này bắt đầu có sự chuyển đổi về công nghệ, quy trình sản xuất được chia ra thành các khối (module hóa) chuyên biệt và có một hệ thống dây chuyền kết nối chúng lại với nhau.
- Công nghệ 3.0 là kỷ nguyên của số hóa (digitalization) và tự động hóa (automation). Đây là một bước tiến về công nghệ và quy trình. Công nghiệp 3.0 đảm bảo khả năng tự động hoá trong sản xuất, cho phép máy móc có thể vận hành tự động dưới sự điều khiển của máy tính và các phần mềm được lập trình sẵn. Con người sẽ đóng vai trò quản lý máy móc tự động và kết nối chúng lại với nhau.
- Công nghệ 4.0 là tính kết nối (connection) và tính thông minh (smart/intelligence) của một hệ thống sản xuất. Trong thời kỳ này, các thiết bị vật lý và máy móc tự động (CNC, robot,…) sẽ có khả năng kết nối và trao đổi thông tin với nhau, hỗ trợ con người trong công tác kiểm tra, giám sát tổng thể hoạt động của nhà máy.
Công nghệ 4.0 gồm những gì?
Nền công nghệ 4.0 có sự xuất hiện của nhiều công nghệ nổi bật. Tiêu biểu có thể kể đến như:
Một số công nghệ nổi bật trong thời đại 4.0
- Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo – AI): là một lĩnh vực của khoa học máy tính. Đây là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng học tập (tìm kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi.
- Big Data (Dữ liệu lớn): cho phép con người có thể thu thập và lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ. Trong ngành marketing, người ta có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định các xu hướng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng từ đó có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong từng giai đoạn.
- Internet of Things – IoT (vạn vật kết nối): đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với internet để thu thập và chia sẻ dữ liệu. “Với việc giới thiệu thu thập và phân tích dữ liệu toàn diện, theo thời gian thực, các nhà máy sản xuất có thể trở nên nhanh nhạy hơn đáng kể” – chuyên gia tư vấn McKinsey cho biết.
- In 3D: In 3D hay còn gọi là công nghệ bồi đắp vật liệu, là một chuỗi kết hợp các công đoạn khác nhau để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong In 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Nó được sử dụng trong phát triển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị trường, rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm và tạo ra các hệ thống sản xuất và tồn kho linh hoạt hơn với chi phí thấp hơn.
- Augmented Reality (AR): Công nghệ AR (Augmented Reality – Thực tế Tăng cường) được hiểu là công nghệ thực tế ảo tăng cường kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách người dùng ra một không gian riêng như thực tế ảo. Nó có thể hỗ trợ tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật…Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, bạn bước ra đường sẽ chẳng phải sợ mỗi khi lạc đường vì sẽ có một màn hình hiện ra ngay lập tức, hiển thị đầy đủ các thông tin chi tiết về bản đồ, quán ăn, quán cà phê hay nhà hàng khách sạn gần đó.
- Cloud computing (Điện toán đám mây): là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây. Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền.
- Tự động quy trình robotic (RPA): RPA là từ viết tắt của Robotic Process Automation, nghĩa là tự động hoá quy trình bằng robot. Đây là công nghệ phần mềm được tạo ra để bắt chước hành động của con người, thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại nhằm tăng hiệu quả công việc. Hiểu một cách đơn giản, con người sẽ “dạy” cho robot ảo các quy trình làm việc với nhiều bước, trên nhiều ứng dụng khác nhau như: nhận form, gửi tin nhắn xác nhận, sắp xếp form vào folder, nhập dữ liệu trên form.
- Data Mining: Data Mining có nghĩa là khai thác dữ liệu, là quá trình phân tích thông tin có giá trị từ các tập dữ liệu lớn. Bằng cách sử dụng phần mềm và các công nghệ như AI, học máy để biến các dữ liệu thô, thành các thông tin hữu ích. Qua đó, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về mong muốn của khách hàng để phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và giảm chi phí đầu vào.
Trong số những công nghệ kể trên, trọng tâm của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 dồn vào: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).